Đang truy cập: 4 Trong ngày: 49 Trong tuần: 614 Lượt truy cập: 2176234 |
Trên thực tế, số lượng xe đạp điện hiện đang có xu hướng tăng mạnh và trở thành phương tiện di chuyển hàng ngày của nhiều người trong bối cảnh xăng dầu đắt kỷ lục như hiện nay.
Thị trường xe đạp điện cũng khá sôi động với nhiều lựa chọn khác nhau về kiểu dáng, giá thành cũng như thương hiệu. Tuy nhiên, thông tin về nguồn gốc và chất lượng của các dòng xe điện còn khá ít nên việc lựa chọn xe ngon bổ rẻ là bài toán không dễ giải với phần lớn người tiêu dùng.
Một số lưu ý sau có thể sẽ giúp người có nhu cầu dễ dàng hơn trong việc chọn xe:
Cần xác định các tiêu chí cơ bản để chọn xe như khoảng giá (trên hay dưới 5, 10 triệu đồng), độ tuổi sử dụng, vóc dáng và giới tính. |
Trước khi mua xe đạp điện, người mua cần xác định các tiêu chí cơ bản để chọn xe như khoảng giá (trên hay dưới 5, 10 triệu đồng), độ tuổi sử dụng, vóc dáng và giới tính.
Trên thị trường hiện nay, xe đạp điện thường có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc là xe sản xuất trong nước thuộc các thương hiệu như Asama, Songtian, Delta, Five Stars, Yamaha, Miyata... Về cơ bản, giá xe dao động từ 4 triệu đồng đến vài chục triệu đồng.
Việc xác định rõ khoảng giá dự định mua, bạn có thể tìm kiếm và xem trước một số dòng xe có giá tiền tương ứng trên mạng Internet rồi tới các cửa hàng kiểm tra và quan sát. Hiện nay, khá nhiều cửa hàng xe đạp lớn đã có website trên mạng với hình ảnh và giá tiền chi tiết, việc tham khảo trên Internet sẽ giúp bạn hình dung sơ qua về chiếc xe định mua.
Về kiểu dáng thiết kế, trên thị trường có hai loại xe đạp điện chính là loại động cơ gắn ở bánh xe và loại lại đặt ở dưới yên xe. Nếu động cơ đặt ở bánh xe thì có lợi hơn về lực nhưng khi va chạm xe dễ bị cong vành và có thể sẽ ảnh hưởng đến động cơ. Còn những xe động cơ đặt trong hộp giảm tốc (phía dưới yên xe) được bảo vệ, khó vỡ hơn nhưng gia tốc có phần kém hơn.
Về động cơ, xe đạp điện cũng chia làm hai loại: loại có cổ góp và loại không có cổ góp. Loại có cổ góp hiện đại hơn, mới hơn, đi nhanh hơn nhưng cũng hay hỏng hơn. Loại không có cổ góp bền, ít hỏng nhưng đi chậm hơn.
Có thể phân biệt hai loại động cơ này bằng cách quan sát. Từ động cơ ra có hai dây là loại có cổ góp, còn từ động cơ ra có khoảng 7 dây là loại không có cổ góp.
Mỗi dáng xe và động cơ có những ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên, xe đạp điện chủ yếu được sử dụng để di chuyển trong khu vực nội đô với những quãng đường không quá lớn. Vì thế, những dòng xe có vận tốc vừa phải (với tốc độ tối đa từ 30đến 45 km/h) và bền sẽ là lựa chọn có phần hợp lý và tối ưu hơn cho việc sử dụng cũng như vấn đề an toàn khi lưu thông.
Khi đi mua, bạn nên quan sát thiết kế xe, môtơ và đề nghị đi thử xe ngay tại cửa hàng đồng thời yêu cầu xem nguồn gốc xuất xứ của xe, chứng nhận kĩ thuật, tem bảo hành, đặc biệt là các linh kiện có sẵn để thay thế khi hỏng hóc.
Lâm Anh
Phản hồi
Người gửi / điện thoại